Giới thiệu về đất nước Nhật Bản

Giới thiệu nhật bản

Nhật Bản là một trong những cường quốc văn minh hiện đại và sở hữu công nghệ bậc nhất thế giới. Những năm gần đây Nhật Bản thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, du lịch bởi nét văn hóa truyền thống đa dạng cùng phong cảnh nên thơ hữu tình.

Ngoài ra, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng của người lao động xuất khẩu hay điểm đến du học đầy hấp dẫn của nhiều sinh viên trên thế giới. Hãy đọc bài viết giới thiệu thông tin chung về Nhật Bản: Tổng quan đất nước, văn hóa và con người để hiểu hơn về đất nước và con người Nhật Bản.

Giới Thiệu Thông Tin Chung Về Nhật Bản

Tổng Quan Về Đất Nước Nhật Bản

Nhật Bản (Japan – gọi tắt là Nhật – tên chính thức là Nhật Bản Quốc) là một hòn đảo ở vùng Đông Á, có tổng diện tích là 379.954 km² đứng thứ 60 trên thế giới và nằm bên sườn phía Đông của Lục Địa Châu Á. Đất nước này nằm bên rìa phía Đông của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía Bắc xuống biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía Nam.

Đất nước Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt, nhưng mỗi vùng lại có khí hậu khác nhau dọc theo chiều dài đất nước. Nước Nhật còn được biết đến là quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo và 186 núi lửa còn hoạt động.

gtnb2

Dân số Nhật Bản ước tính là 126.9 triệu người, đứng thứ mười trên thế giới. Thủ đô Tokyo bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân sinh sống và cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD, có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.

Nhật Bản còn được gọi là đất nước phù tang hay đất nước mặt trời mọc. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là phù tang hoặc khổng tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi tiếp tục du hành qua bầu trời từ Đông sang Tây, vì vậy phù tang có hàm ý văn chương chỉ nơi mặt trời mọc.

Vị Trí Địa Lý Tự Nhiên Của Đất Nước Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương là một đảo quốc, nên xung quanh đất nước bốn bề là biển. Về mặt địa lý, lãnh thổ Nhật Bản có 3.900 đảo nhỏ trong đó 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chủ yếu là rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích.
gtnb3

Tổng diện tích của Nhật Bản là 379.954 km², đứng thứ 60 trên thế giới và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh có hàng chục thị trấn và thành phố khác nhau, trong đó có 10 thành phố lớn mạnh nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.

Về mặt địa hình, Nhật Bản có rất nhiều núi lửa trong đó núi cao nhất là núi Phú Sĩ có chiều cao 3776m – đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước mặt trời mọc. Nơi thấp nhất của Nhật Bản là Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m).

Đơn Vị Hành Chính Của Nhật Bản

Nhật Bản có 10 thành phố lớn nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.

Ngoài ra, Nhật Bản có 47 To – Dou – Fu – Ken (Đô – Đạo – Phủ – Huyện), trong đó có 1 đô (Tokyo), 1 đạo (Hokkaido), 2 phủ (Kyoto và Osaka) và 43 huyện.

Kinh Tế Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, nhưng đây lại là đất nước hàng đầu về sản xuất và phát triển sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất ô tô…

Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (quy đổi theo giá USD năm 1990) so với nước Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 163 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD…

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là JPY (Yên Nhật), tỷ giá 1 JPY = 206 VNĐ, 1 Man = 10.000 Yên (tương đương 2.000.000 VNĐ), 1 Sen = 1.000 Yên (tương đương 200.000 VNĐ).

Thời Tiết & Khí Hậu Nhật Bản

Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông rõ rệt. Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản theo tour, mùa Xuân và mùa Thu là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Nhật Bản, đây là hai mùa đẹp nhất trong năm, thu hút rất nhiều du khách đến Nhật Bản du lịch.

Vào mùa hạ (từ tháng 6 đến tháng 8), bạn sẽ thấy nhiệt độ, độ ẩm ở đây tương đối cao và lượng mưa khá nhiều nên đất nước Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu những thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất. Tuy nhiên, với công nghệ phát triển, những nhà trắc địa và nghiên cứu khí hậu Nhật Bản có thể dự báo và đo lường những tình huống thời tiết xấu để cảnh báo cho mọi người dân đất nước. Còn vào mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2), nước Nhật chìm đắm trong tuyết rơi

Ngôn Ngữ Sử Dụng Phổ Biến Tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Nhật, ngôn ngữ này được chia thành nhiều ngữ điệu khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ tiêu chuẩn (có gốc từ phương ngữ Tokyo) được xem là ngôn ngữ chính. Còn ngôn ngữ được sử dụng ở Okinawa và quần đảo Amami giống như một “ngôn ngữ Lưu Cầu” khác biệt so với tiếng Nhật.

Trong quá khứ ở phía nam đảo Sakhalin được sử dụng một số ngôn ngữ khác thuộc ngữ tộc Tungus như tiếng Orok và tiếng Evenki cùng sử dụng một ngôn ngữ không rõ nguồn gốc là tiếng Nivkh. Sau khi Liên Xô chiếm đóng toàn bộ đảo Sakhalin, đã có một xu hướng di dân nhỏ đến Nhật Bản đại lục. Ngoài ra, tiếng Ainu được sử dụng bởi những tộc người Ainu ở Hokkaido, là ngôn ngữ khác ngoài Tiếng Nhật. Từ thời kỳ Minh Trị trở đi, việc sử dụng tiếng Nhật ngày càng phổ biến, nên tiếng Ainu đang dần bị mất đi và được xếp vào loại ngôn ngữ hiếm cần được bảo tồn và lưu giữ.

Giới Thiệu Tổng Quan Về Con Người Nhật Bản

Theo thống kê năm 2017, dân số chung cả nước Nhật Bản là 126.9 triệu người, chiếm 1.68% số người trên thế giới. Người Nhật rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay cả phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, thậm trí những người 70 đến 80 tuổi vẫn hăng hái làm việc, không phải tham tiền mà vì họ rất yêu thích làm việc. Vậy nên thế giới gọi người Nhật là Labor animal (con vật lao động).

Tính cách con người Nhật Bản hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ tính cách này mà người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt của mình trở thành một cường quốc tiên tiến đứng thứ 3 trên thế giới. Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau:

  • Người Nhật có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với các văn hóa nước ngoài, họ luôn chăm chỉ tìm tòi và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó.
  • Đối với người Nhật, địa vị gia thế, địa vị xã hội và thu nhập không quan trọng, quan trọng chính là trình độ học vấn.
  • Họ sẵn sàng tiếp nhận những văn hóa hiện đại mới, nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình.
  • Tinh thần làm việc tập thể rất cao, không thể tìm thấy được ở bất kỳ quốc gia phương Đông nào khác. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi của bản thân và đề cao cái chung. Họ có thể cạnh tranh gay gắt, song cũng có lúc bắt tay với nhau để đạt được mục đích chung.
  • Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân, họ luôn giữ gìn sự hòa hợp đến mức phớt lờ đi sự thật, đối với họ giữ gìn sự nhất trí, sự hòa bình, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử.
  • Người Nhật có đức tính rất chăm chỉ và trung thành.

Dân Tộc Nhật Bản

Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản, nước Nhật có 3 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, đó là:

Dân Tộc Yamato

Dân tộc Yamato (Wajin) từng sinh sống ở vùng Hondo (nay là vùng Honshu, Shikoku, Kyushu). Ngày nay, hầu hết người dân Nhật Bản là con cháu của dân tộc Yamato này.

Dân Tộc Ainu

Dân tộc Ainu sống chủ yếu trên hòn đảo Hokkaido và các hòn đảo trải dài từ Hokkaiko đến Nga. Dân tộc Ainu có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato). Năm 1868 – 1912, chính phủ Minh Trị của Hondo đã tiến hành khai phá vùng Hokkaido, mặt khác lại đưa người Yamato đến đây sinh sống và biến vùng đất này thành lãnh thổ Nhật Bản. Sau đó, chính quyền Minh Trị trao cho người dân bản địa Ainu quyền công dân và họ trở thành công dân Nhật Bản như ngày nay.

Dân Tộc Ryukyu

Dân tộc Ryukyu sống ở tỉnh Okinawa, quần đảo Amami thuộc tỉnh Kagoshima ngày nay. Dân tộc Ryukyu có ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato). Dân tộc Ryukyu từng là một vương quốc rất phát triển và hưng thịnh nhờ việc giao thương với Trung Quốc. Năm 1609 thời Edo, Satsuma-han tiến hành xâm lược Vương Quốc Ryukyu và biến vương quốc trở thành một nước chư hầu của Nhật Bản. Sau đó, vào năm 1871 thời Edo, chính phủ Minh Trị phế bỏ vương quốc Ryukyu, đặt Okinawa vào khu vực quản lý của Hondo và biến vương quốc Ryukyu thành một phần của Nhật Bản.

Tín Ngưỡng Tôn Giáo Ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Tôn giáo ở Nhật Bản được thống trị bởi 2 tôn giáo chính: Thần đạo – Shinto và Phật giáo với các tổ chức liên quan. Theo điều tra thống kê xã hội thực hiện năm 2006 và năm 2008, dưới 40% dân số Nhật tự nhận đi theo một tôn giáo có tổ chức, 35% là Phật Giáo, 3 – 4% là tín đồ của Thần Đạo và các tôn giáo phái sinh tử Thần Đạo, 2,3% là Kito giáo.

Người Nhật cũng rất coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế, đối với họ đạo Khổng như một chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.

Văn Hóa & Phong Tục Tập Quán Của Đất Nước Nhật Bản

Văn Hóa Chào Hỏi

Trong đời sống thường ngày hay trong công việc, học tập, tiệc tùng… khi bắt đầu cũng như khi kết thúc, tất cả lời chào của người Nhật thường đi kèm với một cái cúi chào. Người Nhật luôn tuân thủ quy tắc:

  • Ai thấy trước chào trước.
  • Người nhỏ tuổi, cấp dưới chào trước.
  • Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên việc bắt tay cũng không xem là hành động thất lễ.

Cách chào cơ bản của người Nhật là hai người đứng cách nhau một khoảng cách, thân mình cúi xuống 20 – 30 độ và giữ nguyên trong 2 – 3 giây. Đối với phụ nữ nếu tay không cầm gì thì họ sẽ chụm hai tay vào nhau ở vị trí phía dưới cơ thể và cúi chào. Nếu đang ngồi ghế thì đứng dạy và cúi đầu chào, và nếu đang ngồi trên sàn nhà thì đặt hai tay xuống sàn, lòng úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp sàn nhà 10 – 15cm.

Văn Hóa Xin Lỗi

Ở Nhật Bản, hành động ngồi quỳ sát đất thể hiện giống như lời xin lỗi sâu sắc, nhưng đối với người nước ngoài, hành động này thường sử dụng cho việc thờ cúng, không liên kết với bất kỳ ý nghĩa nào khác như xin lỗi.

Trang Phục Truyền Thống

Trang phục truyền thống của người Nhật là áo Kimono, theo tiếng Nhật có nghĩa là “đồ để mặc”. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất yêu cầu công việc nên Kimono không còn được sử dụng để mặc hàng ngày như lúc trước, mà thường sử dụng vào các dịp lễ tết, tiệc cưới, lễ hội… Ở Nhật, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn nam giới và có màu sắc hoa văn nổi bật, trong khi đó Kimono của nam giới thường tối màu và không có hoa văn.

Đặc biệt, Kimono dành cho nữ chỉ có một size duy nhất, chỉ cần bó trang phục lại cho phù hợp với thân mình là được. Có hai loại Kimono: Tay rộng và tay ngắn, tùy vào sở thích của người muốn mặc để lựa chọn. Bên cạnh Kimono, người Nhật còn mặc Yukata được làm bằng vải cotton nhẹ nhàng, thoáng khí và đặc biệt dành riêng cho muà hè. Nhưng Yukata không được phép mặc ra những chỗ trịnh trọng đông người, vì nó giống như quần áo ngủ theo phong cách cổ xưa. Bạn nên thử thuê một bộ Kimono, lưu lại những kỷ niệm đẹp tại đất nước Mặt trời Mọc trong chuyến tour du lịch Nhật Bản khởi hành từ Hà Nội của mình.

Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, ai cũng nghĩ ngay tới món ăn nổi tiếng nhất là món Sushi được chế biến bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm, cá, cua… gói cùng cơm trộn với giấm, đường, muối… Sushi rất đa dạng nhưng điểm chung không thay đổi giữa các loại đó là phần cơm trộn giấm. Món ngon nổi tiếng Nhật Bản có Sushi & Sashimi, Tempura, mỳ Udon, mỳ Soba, mỳ Ramen… Nếu có cơ hội đi tour du lịch Nhật Bản trọn gói, bạn nên thưởng thức những món ăn đặc sản ngon nức tiếng tại xứ sở hoa anh đào này.

Văn Hóa Ăn Uống Của Người Nhật Bản

Người Nhật Bản trước khi dùng bữa sẽ đợi đông đủ tất cả mọi người ngồi vào bàn ăn và đợi người lớn tuổi uống hoặc ăn trước. Đặc biệt, bạn không được ngồi uống trước hoặc uống một mình. Mọi người sẽ cùng nhau nói “cạn chén” hoặc “xin cảm ơn tất cả mọi người”. Ngoài ra, trước khi ăn, người Nhật thường nói “itadakimasu” để cảm ơn những thực vật, động vật đã đánh đổi mạng sống của mình để cho họ bữa ăn ngon.

Người Nhật vẫn giữ thói quen ăn cơm bằng đũa cho nên khi ăn cơm, đũa sẽ để hướng ngang chứ không theo hướng dọc. Vì theo quan niệm người Nhật, đũa để thẳng vào người khác là không tốt do đó khi ăn họ kiêng ngoáy đũa hoặc bới thức ăn. Đặc biệt, họ cho rằng không được để lại đồ ăn thừa, việc để đồ ăn thừa trên bàn hoặc ăn rơi vãi là một hành vi bất lịch sự.

Đối với tất cả người Nhật, việc tuân thủ các quy định trong xã hội luôn đặt lên hàng đầu và dường như đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi người. Họ rất coi trọng lời hứa và nếu chưa chắc chắn điều gì, họ không tùy tiện hứa hẹn. Sự thất hứa là một điều tối kỵ đối với người Nhật.

Văn Hoá Trà Đạo

Trà đạo là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, bởi sự cầu kỳ, tinh tế của nó khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình thán phục. Văn hóa trà đạo của Nhật không chỉ đơn thuần là những phép tắc pha trà và uống trà mà thông qua đó người Nhật muốn tìm thấy giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần trà đạo được biết đến qua 4 chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịnh. Trong đó, “Hòa” là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên; “kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bố mẹ, bạn bè, con cháu; “Thanh” là tâm hồn thanh tịnh, thanh khiết còn “Tịnh” có nghĩa là sự yên tĩnh, vắng lặng mang đến cho con người cảm thấy nhẹ nhàng, tĩnh lặng.

Một Số Điều Cấm Kỵ Của Người Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc biệt với nhiều nghi lễ, phong tục khác lạ, nếu bạn muốn sang du lịch Nhật Bản bạn cần lưu ý:

  • Khi dùng bữa tại Nhật Bản, bạn tuyệt đối không được cắm đũa vào bát cơm.
  • Bạn nên tránh cắt móng tay, móng chân vào ban đêm.
  • Người Nhật rất kiêng kỵ số 4 chữ có phát âm là “tử”, bạn không nên tặng quà hay làm bất cứ việc gì cho người Nhật liên quan đến số 4 xui xẻo này.
  • Bạn không nên vừa đi vừa ăn.
  • Bạn không nên huýt sáo vào ban đêm.
  • Nếu tặng quà cho người Nhật, bạn tránh tặng khăn mùi xoa. Điều đó thể hiện bạn muốn cắt đứt mối quan hệ với họ nên mới làm vậy.
  • Bạn không được dùng đũa truyền thức ăn, hoặc gắp thức ăn cho người khác.
  • Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản, bạn nên cúi đầu và dùng hai tay để đưa hoặc lấy vật gì từ họ, đặc biệt là người lớn.
  • Bạn không nên đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ, đối với người Nhật, việc khách đưa tiền tip cho tức là bản thân họ phục vụ không đúng và khách không hài lòng với dịch vụ của họ.
  • Bạn không được xả rác ra đường, nếu bạn không muốn bị phạt.
  • Bạn không nên nói chuyện điện thoại trên tàu, vì đó là hành động vô lễ, thô lỗ đặc biệt nếu bạn nói quá to.